Table of Contents
Bạn cần biết gì về xây dựng?
Xây dựng là xây dựng các công trình từ các yếu tố riêng lẻ (gạch, bê tông khối, đá, v.v.). Các yếu tố này thường được đặt trên vữa xi măng, xi măng sẽ liên kết chúng để tạo ra một cấu trúc đồng nhất, vững chắc. Những công trình như vậy bao gồm tường và sàn kiên cố, được xây dựng với giá phải chăng. Công việc xây dựng khá đòi hỏi về thể chất và có cường độ cao. Do tính chất của xi măng, bê tông, gạch, đá nên các công trình này rất bền và thường ít phải bảo dưỡng.
Lịch sử
Thợ xây đã sử dụng đá, gạch, vữa và bê tông từ lâu. Trong số này, đá có thể là vật liệu có từ sớm nhất và đã được sử dụng từ thời xa xưa cho sàn nhà, lối đi và tường, có hoặc không có vữa. Sau đá là gạch. Đến một lúc nào đó, người ta nhận ra rằng đất sét và cát có thể được trộn lẫn với nhau và tạo hình thành từng khối riêng lẻ để có thể xếp chồng lên nhau. Đồng thời, họ cũng phát hiện ra rằng một chất kết dính như vữa giúp xây dựng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Chất kết dính đầu tiên là bùn cũ, sau đó là vôi rồi đến cát. Thành phần cơ bản của vữa hiện đại là xi măng Portland, cũng là thành phần hoạt tính của bê tông.
Xây dựng cần có nền móng vững chắc
Điểm chung của tất cả các vật liệu xây dựng là chúng rất nặng và chắc chắn, nhưng cũng dễ bị nứt. Nếu bề mặt xây dựng bị di chuyển, cuối cùng gạch sẽ bị nứt. Do đó, tất cả các bức tường phải được xây dựng trên nền đất ổn định, trên nền cứng, không dẻo hoặc trên nền đất nén chặt. Trong hầu hết các trường hợp, móng phải được đặt bên dưới độ sâu đóng băng. Khi mặt đất đóng băng, nước trong đó nở ra vì biến thành băng, có thể tạo ra đủ lực để nâng một tòa nhà hoặc khiến các vật liệu cứng bị nứt.
Móng băng, móng bè
Trên nền đất vững chắc, các công trình được xây dựng trên móng băng hoặc móng bè. Trong hầu hết các trường hợp, đây là những kết cấu bê tông cốt thép, tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng móng cốt liệu đầm chặt. Nền móng luôn rộng hơn bản thân tòa nhà, phân bổ trọng lượng của các bức tường trên một diện tích lớn hơn để tránh hiện tượng lún và nứt không đều. Chiều rộng của móng băng phụ thuộc vào khả năng chịu tải của chính nó và đất. Hầu hết móng băng đều có độ sâu bằng một nửa so với chiều rộng, để đảm bảo có thể chịu được tải trọng.
Nền móng
Cũng nên lát đường bê tông hoặc đá hoặc gạch trên nền đất cứng; đá rời và gạch vụn cũng thường được sử dụng thay cho nền bê tông. Giống như nền móng, hỗn hợp này giúp cũng phân bổ trọng lượng đồng đều, chẳng hạn như trọng lượng của một chiếc ô tô đang đỗ. Cát được sử dụng để giúp thoát nước và bề mặt nhỏ gọn có thể hỗ trợ cấu trúc bên trên. Nó cũng hỗ trợ chuyển động ngang cho bê tông, đá hoặc gạch phía trên nó. Toàn bộ cấu trúc mở rộng và co lại một cách tự nhiên khi nhiệt độ thay đổi; nếu không giãn nở, thì nó sẽ bị nứt.
Bê tông là gì?
Bê tông được sử dụng cho nền móng là hỗn hợp sỏi, cát và xi măng Portland. Xi măng Portland là gồm có đất sét và đá vôi, được nung ở nhiệt độ rất cao rồi nghiền thành bột mịn. Nước được thêm vào hỗn hợp tại chỗ. Cát và sỏi cũng được trộn vào. Giữa nước và xi măng Portland sẽ xuất hiện phn ứng hóa học và toàn bộ hỗn hợp sẽ cứng lại. Chỉ nên thêm một lượng nước tối thiểu vào hỗn hợp – thừa nước sẽ làm yếu bê tông. Bảo dưỡng bê tông mất khoảng 28 ngày; trong thời gian này nó sẽ cứng lại hoàn toàn, mặc dù thường có thể đi lại trên nó trong vòng 12 đến 24 giờ. Tùy thuộc vào mục đích của bê tông, các chất có thể được thêm vào hỗn hợp bê tông. Ví dụ, sợi có thể làm giảm khả năng bị nứt. Chất làm mềm giúp bê tông có thể sử dụng được trong khi sử dụng ít nước hơn. Một số chất làm chậm quá trình đóng rắn, có thể hữu ích ở môi trường nhiệt độ cao do bê tông sẽ bị nứt nếu cứng lại quá nhanh. Ngược lại, phụ gia tăng tốc sẽ giúp bê tông cứng nhanh hơn, điều này rất hữu ích khi thời tiết lạnh khiến bê tông khó khô. Đối với các dự án lớn hơn, bê tông được đặt hàng từ nhà máy và bê tông đã làm sẵn được vận chuyển bằng xe tải. Một xe tải đầy chứa khoảng 10 mét khối bê tông ướt hoặc khoảng 20 tấn vật liệu. Đối với những công trình cần ít hơn một mét khối bê tông, bê tông thường được trộn thủ công bằng bê tông trộn sẵn có thể mua theo bao.
Vữa là gì?
Vữa là hỗn hợp xi măng Portland và cát, được sử dụng khi xây dựng bằng bê tông khối, gạch và đá. Vữa truyền thống cũng chứa vôi, giúp vữa chắc chắn hơn. Trước thế kỉ 19, vữa chỉ gồm vôi và cát. Vữa ngày nay có chứa các chất phụ gia khác giúp cải thiện đặc tính của chúng. Chúng được bán dưới dạng hỗn hợp làm sẵn để sử dụng khi xây dựng bằng gạch, bê tông khối hoặc đá.
Các vật liệu xây dựng khác nhau
Công việc xây dựng bao gồm bất kỳ công trình nào được xây dựng từ các khối và vữa. Vữa đóng một vai trò quan trọng trong các cấu trúc nề và là chất kết dính mọi thứ lại với nhau. Có nhiều loại vữa khác nhau, mỗi loại lại có độ bền khác nhau.
Gạch
Gạch là vật liệu xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Gạch rất bền và không bao giờ lỗi mốt. Gạch cũng có nhiều phong cách khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, với các kết cấu khác nhau và màu sắc khác nhau. Có thể xếp đặt gạch theo nhiều cách khác nhau và tạo thành các hình dạng khác nhau. Gạch thường được làm bằng đất sét, cát, nước và đôi khi là vôi hoặc tro. Các loại gạch khác nhau có thể chứa các thành phần khác nhau, được trộn với nhau và sau đó đổ vào khuôn. Sau đó, gạch được đưa vào lò và nung nóng cho đến khi cứng lại.
Đá
Có hai loại đá có thể được sử dụng để xây tường – đá mài và đá thô. Đá mài có kích thước đồng đều và có nhiều kết cấu khác nhau. Đá thô trông mộc mạc hơn, nên tường xây từ đá thô cũng sẽ như vậy. Đá thô tạo hiệu ứng chân thực hơn hoặc tự nhiên hơn, có thể kém gọn gàng hơn, nhưng cũng rất độc đáo.
Bê tông khối
Tương tự như gạch, bê tông khối được xết đặt cạnh nhau một cách có trật tự. Vì bê tông khối lớn hơn nhiều so với gạch nên sẽ cần ít thời gian xây dựng hơn. Do tính chất này và các tính chất khác của bê tông khối, đây là vật liệu xây dựng rất phổ biến. Bê tông khối rẻ hơn và chống cháy tốt. Bê tông khối có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, nên có thể sử dụng linh hoạt trong xây dựng. Các công trình lớn hơn như trường học, nhà máy, khu dân cư cao tầng thường được làm bằng bê tông khối.
Lựa chọn nhà thầu
Bạn có tự làm được không?
Hầu hết các công việc xây dựng đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề. Các dự án lớn không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm đã có được trong nhiều năm mà còn cả máy móc hạng nặng và các công cụ chuyên dụng. Xếp đặt gạch được coi là một trong những công việc nhẹ nhàng hơn, vì vậy nhiều người nghiệp dư muốn thử. Tuy nhiên không thể xem nhẹ công việc này, nhất là đối với các tường kết cấu. Cách dễ nhất và hiệu quả nhất là thuê thợ giỏi. Cách này cũng tiết kiệm chi phí nhất, vì sẽ tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu sơ suất. Tuy nhiên cũng có một vài công việc mà bạn có thể tự làm, ví dụ như làm hoặc lát đường đi trong vườn. Và bạn cũng có thể sửa chữa tường nếu có công cụ và vật liệu phù hợp, ví dụ, bạn có thể trát lại lớp vữa bị hư hỏng hoặc thay thế gạch hoặc gạch bê tông bị mòn, đây là những công việc tương đối đơn giản. Ngoài ra các khối bê tông lồng vào nhau cũng tương đối dễ dùng khi bạn xây lò sưởi hoặc hiên, v.v.
Phân loại công việc xây dựng
Từ công việc xây dựng được sử dụng rất rộng rãi và có thể gây nhầm lẫn. Một công trình xây dựng là bất cứ thứ gì được tạo ra bằng cách gắn các vật liệu khác nhau bằng vữa. Vữa là một hỗn hợp xi măng khi khô đóng vai trò là chất kết dính cho các tòa nhà và công trình làm bằng gạch, bê tông, đá, đá cẩm thạch và các vật liệu khác. Vật liệu xây dựng có thể là nhân tạo hoặc tự nhiên. Dưới đây là các loại công việc xây dựng khác nhau với lời giải thích về từng loại.
Phủ/ốp các bề mặt
Phủ tường và sàn thường có mục đích thẩm mỹ, trái ngược với việc xây dựng các bức tường hoặc các kết cấu kiên cố và chịu lực khác. Công việc này bao gồm việc phủ và dán vật liệu bên ngoài các bức tường và sàn nhà chính. Tuy nhiên, một bức tường chịu lực phải bền và chịu được các tác động bên ngoài; nó đứng tự do và không gắn liền với bất cứ thứ gì khác.
Các loại công việc xây dựng khác nhau
Mặc dù vẫn có những người có thể thực hiện tất cả các loại công việc xây dựng, nhưng nghề này ngày càng trở nên chuyên biệt. Dưới đây là một danh sách dài các loại công việc xây dựng khác nhau, cho thấy rằng mỗi công việc đều đòi hỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm:
xếp đặt gạch và các yếu tố xây dựng khác,
xây dựng và sửa chữa ống khói,
phục hồi và sửa chữa tường gạch,
xếp đặt đá bằng vữa hoặc xếp khô,
đổ móng, tấm móng, cột và tấm đỡ,
sửa chữa xi măng,
phủ xi măng,
khuôn,
chống thấm,
dựng tường đá hoặc gạch, tường chắn/tường ngực, cột, cấu trúc trang trí hoặc chức năng,
lắp đặt tấm ốp đá tự nhiên hoặc giả đá,
cắt bê tông,
lắp đặt/phục hồi đá vôi trang trí hoặc đá tự nhiên và các chi tiết kiến trúc,
lắp đặt các lối đi bằng đá hoặc bê tông, hàng hiên, khu nướng thịt ngoài trời, hố lửa và bậc thang,
lát đường lái xe và sân,
đổ bậc bê tông,
làm đường lái xe vào nhà bằng bê tông, đá hoặc nhựa đường,
phục hồi, bao gồm tái tạo các vật liệu và thiết kế ban đầu, bao gồm cả vữa tiệp màu.
Cách xây tường
Số lượng gạch
Tất nhiên, nếu bạn muốn tự mình xây gạch, chúng tôi khuyên bạn trước tiên nên thử sức với một công việc nhỏ hơn để có thể thực hành các kỹ năng cơ bản. Bạn có thể thử tự xây một bức tường trong vườn. Trước khi bắt đầu, bạn phải tính xem mình sẽ cần bao nhiêu viên gạch. Kích thước gạch tiêu chuẩn là 25x12x6,5 cm. Bạn cũng nên tính đến một lớp vữa 10 mm. Do đó, để tính toán chính xác, hãy sử dụng các kích thước sau: 25x12x6,5 cm+10 mm. Bạn sẽ cần cộng thêm 5% để đề phòng.
Bạn sẽ cần loại công cụ nào?
Bay
Phao đo lớn và nhỏ
Tấm gỗ cũ
Thước gỗ gấp
Thước đo li vô và quả dọi
Dây
Xẻng
Búa đầu chùy
Đục
Dụng cụ miết mạch
Chổi cứng
11 bước để xây tường gạch
Bước 1: Bắt đầu từ góc
Đầu tiên, đặt gạch ở hai đầu bức tường, nơi có trụ gạch. Nếu cần thiết, nên thực hiện bước này sau khi đã chuẩn bị nền móng. Kéo căng sợi dây giữa hai viên gạch bên ngoài này để bạn có một đường thẳng làm chuẩn khi xây.
Bước 2: Trộn vữa
Xúc năm xẻng cát và một xẻng xi măng lên một tấm ván cũ. Dùng xẻng đảo đến khi hỗn hợp được trộn đều. Tạo một lỗ ở giữa, đổ nước vào đó rồi bắt đầu trộn. Lặp lại cho đến khi bạn có được kết cấu mịn, không quá lỏng.
Bước 3: Trát lớp vữa đầu tiên
Dùng bay trát một lớp vữa dày 1-2 cm dọc theo sợi dây căng giữa hai đầu viên gạch. Bắt đầu ở một đầu bằng cách đặt viên gạch đầu tiên và gõ nhẹ vào nó để cố định. Trét vữa lên một đầu của viên gạch tiếp theo và đặt nó cạnh viên đầu tiên. Tiếp tục xếp đặt gạch bằng cách sử dụng dây làm chuẩn.
Bước 4: Làm trụ gạch
Tại điểm mà bạn muốn đặt trụ gạch, hãy đặt một viên gạch ở cuối bức tường. Khi bạn xây tường, mỗi đợt gạch trụ tiếp theo phải được đặt theo hướng ngược lại.
Bước 5: Cắt gạch
Khi xây trụ, có khi bạn chỉ cần nửa viên gạch. Để cắt đôi viên gạch, hãy lật nó nằm nghiêng, đặt cái đục ở điểm cần cắt và đập mạnh bằng búa đầu chùy. Gạch sẽ được cắt ngọt trong một nhát.
Bước 6: Trụ luôn cao hơn tường
Ít nhất một hàng gạch nên được thêm vào các trụ so với phần tường còn lại. Khi bạn làm vậy, hãy di chuyển sợi dây lên trên và ấn nó vào lớp vữa trên các trụ. Hãy xếp gạch sao cho phần cuối của mỗi viên gạch được đặt trên tâm của viên bên dưới.
Bước 7: Đảm bảo mối nối vữa rộng 10 mm
Các mối nối vữa ngang và dọc phải dày 10 mm. Đối với gạch tiêu chuẩn, điều này có nghĩa là phải có 7,5 cm từ đỉnh của viên gạch dưới đến đỉnh của viên gạch trên nó.
Bước 8: Hoàn thiện trụ gạch
Bạn có thể làm cho các đỉnh trụ trông hấp dẫn hơn bằng cách sắp xếp các viên gạch ở hai bên chúng.
Bước 9: Hoàn thiện bức tường
Bạn có thể dùng một cách thú vị là xoay các viên gạch theo chiều dọc và đặt chúng dọc theo toàn bộ chiều dài của bức tường. Nếu bạn quyết định làm điều này, hãy sử dụng một đoạn dây nữa làm chuẩn để gạch được thẳng hàng.
Bước 10: Cách hoàn thiện các mối nối
Để hoàn thiện lớp vữa, hãy sử dụng cạnh tròn của dụng cụ miết mạch để cạo bỏ lớp vữa thừa để các mối nối giữa các viên gạch trông đẹp mắt hơn. Bắt đầu với các đường ngang, sau đó chuyển sang các đường dọc, như vậy bạn sẽ loại bỏ vữa thừa dễ dàng hơn.
Bước 11: Làm sạch tường
Cuối cùng, nhẹ nhàng làm sạch tường bằng chổi và cạo sạch vữa rơi xuống đất trước khi chúng khô hoàn toàn. Bạn có thể rửa sạch xi măng trên sàn bằng nước, nhưng hãy cẩn thận để không làm bẩn bức tường mới!